Gác lửng: 7 ví dụ tiêu biểu tận dụng không gian, tiết kiệm diện tích

Hoa Le– Homify Hoa Le– Homify
Apartamento en el Born, fusina 6 fusina 6 Balkon, Beranda & Teras Modern
Loading admin actions …

Trong kiến trúc nhà ở, gác lửng hay còn gọi là gác xép, là khoảng không gian phụ trợ, mặt bằng nằm giữa tầng trệt và tầng một của ngôi nhà. Nó giống một dạng ban công nội thất, mở ra và nhìn xuống không gian tầng trệt, được tiếp cận đi lên bằng cầu thang.

Gác lửng thường xuyên xuất hiện trong nhà ở dân dụng nước ta, do đặc trưng văn hóa thích xây nhà cao cửa rộng, tường trần tầng trệt luôn cao để đón gió mát mẻ, do vậy gác lửng xuất hiện là giải pháp để tận dụng khoảng không gian chiều đứng cao thừa ra đó, tăng diện tích sử dụng cho gia chủ. Ngoài ra, gác lửng còn hay xuát hiện trong các không gian nhà Loft, nhà công nghiệp, cũng do đặc tính trần nhà cao mà phù hợp để bố trí thêm gác lửng, gác xép.

Nhìn chung, gác lửng là không gian phụ trợ quý giá, giải quyết nhu  cầu về diện tích, tăng không gian sử dụng cho nhà ở. Gác lửng có thể được bố trí thành phòng ngủ, nhà kho, phòng làm việc, hoặc kết hợp với phòng khách và khoảng thông tầng để bố trí thư viện, gây ấn tượng cho không gian. 

homify giới thiệu đến bạn đọc 7 ví dụ thiết kế gác lửng sáng tạo, độc đáo, tạo cảm hứng cho ngôi nhà của bạn. Nếu bạn đang có nhà nhỏ và muốn mở rộng diện tích, đây có thể chính là chìa khóa cho bạn. 

15 thiết kế xây gác gỗ tăng diện tích sử dụng cho nhà nhỏ

Làm sao để tủ quần áo luôn thơm: 15 mẹo đơn giản

1. Gác gỗ đa chức năng

Ví dụ đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu là dự án cải tạo nhà ở nhỏ tại Madrid. Căn hộ có diện tích 37m2 với tuổi thọ lịch sử lâu đời. Yêu cầu đặt ra là cải tạo, mang đến làn gió mới đáp ứng điều kiện tiện nghi sinh hoạt hiện đại, đồng thời vẫn phải bảo đảm những giá trị lịch sử cốt lõi của ngôi nhà. Tận dụng chiều cao của tường và trần, Kiến trúc sư đã khéo léo bố trí không gian gác lửng làm phòng ngủ, nằm ngay trên phòng bếp, nhà tắm và cửa – lối vào tiền sảnh. 

Lan can gác lửng được kết nối với vách bếp bên dưới tạo thành một khối vuông rỗng lớn, đóng vai trò như một cửa sổ nội thất mở rộng, kết nối không gian, đồng thời giấu khéo léo chi tiết thang bay ở bên cạnh. 

2. Phòng ngủ gác xép

Apartamento en el Born, fusina 6 fusina 6 Balkon, Beranda & Teras Modern

Như đã nói, phần lớn gác xép được tận dụng để làm thêm chỗ ngủ. Tuy vậy, tùy theo điều kiện chiều cao của trần nhà mà bạn có thể phát triển nó thành phòng ngủ thực sự với đầy đủ chức năng hoặc kết hợp với các không gian khác để tạo thành một khối không gian đa chức năng tổng thể.

Ở ví dụ này là cách thiết kế gác xép trong căn hộ chung cư. Không gian ngủ bên trên được kết hợp với bếp và nhà tắm tạo thành một khối tổng thể, có thang nhỏ khéo léo dẫn lên. Nhà chung cư với trần cao, trong bối cảnh thiếu diện tích có thể áp dụng thiết kế này. 

3. Kho và không gian riêng tư

Một ví dụ khác trong việc tăng diện tích cho căn hộ chung cư – một điều tưởng chừng như không thể – bằng cách ứng dụng khoảng không gian theo chiều đứng, tạo ra một gác lửng nho nhỏ.

Căn hộ có độ cao phòng 3.4m, tọa lạc tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha. Tận dụng khoảng không gian chiều đứng không sử dụng, các KTS khéo léo tạo ra một ngăn gác lửng nhỏ, bố trí đồ, bàn học, sách vở làm không gian cá nhân hoặc kho. Tiếp cận bằng cầu thang gỗ đứng để tiết kiệm diện tích. 

4. Tận dụng kho dưới giường ngủ

homify

Không gian nhà ở không chỉ có bình diện mặt bằng, nó còn là tổ hợp của bình diện mặt đứng và bình diện trần. Khi diện tích nhà ở có hạn, tận dụng khéo léo chiều cao của ngôi nhà là giải pháp thông minh để tăng diện tích sử dụng mà vẫn đảm bảo độ thông thoáng cần thiết cho người ở.

Phá bỏ những quy tắc và giới hạn của thiết kế gác lửng thông thường, đây là một thiết kế giường ngủ hiện đại có cảm hứng từ không gian gác lửng. Giường ngủ được bố trí cao, có thang dẫn lên. Khoảng không gian bên dưới được tận dụng làm kho và tủ để đồ. Hiện đại mà rất thông minh phải không?

5. Không gian tiền sảnh, trên cửa

homify Kamar Bayi/Anak Modern

Trong nhà ở, tiền sảnh không cần trần nhà cao, nó chỉ là khoảng không gian đệm, không gian nghỉ để người ta thay giày dép, cất bỏ mũ nón, áo mưa trước khi bước vào không gian phòng khách. Vì vậy, gác lửng có thể được bố trí ngay trên trần của tiền sảnh, lối vào. Như vậy khoảng thông tầng sẽ nhìn ra phòng khách, tạo ấn tượng thị giác, nhấn mạnh vào vai trò và chức năng của phòng khách. 

Ví dụ này có gác lửng được thiết kế theo nguyên tắc như vậy. Cột đỡ gác lửng được thiết kế thành ngăn để sách, kết hợp với thang zigzag cá tính, tạo thành một khối kiến trúc thống nhất, hiện đại.

6. Gác lửng kính

Khối kiến trúc gác lửng thiết kế đồng bộ bằng gỗ với cầu thang ăn vào mặt bằng để tiết kiệm diện tích phòng học bên dưới. Gác lửng đặt thêm giường để làm chỗ ngủ và nghỉ ngơi trong phòng làm việc. Để tạo cảm giác rộng rãi thông thoáng, lan can được làm bằng kính hiện đại. 

7. Thông tầng

Một trong những ưu điểm của thiết kế gác lửng là tạo ra được khoảng thông tầng thoáng mát, rộng rãi cho căn phòng. Để cung cấp thêm ánh sáng để tạo thành căn phòng hoàn thiện, bố trí nhiều cửa sổ ở mặt đứng để lấy sáng cho không gian gác. Khoảng không gian phụ trợ nay được thiết kế thành một căn phòng với đầy đủ chức năng và thẩm mỹ. 

Tham khảo thêm:

10 thiết kế gương trang trí nhà đẹp mắt có thể bạn chưa biết

Cập nhật ngay 7 kiểu đèn trang trí nội thất đẹp và hợp thời nhất hiện nay

Butuh bantuan dengan projek Anda?
Hubungi kami!

Sorotan dari majalah